Bệnh Parkinson với những triệu chứng điển hình ban đầu là run tay, về sau sẽ là vận động bị cản trở và gây ra nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Khi bệnh càng tiến triển nặng thì sẽ kéo theo đó là vô vàn các hệ lụy nguy hiểm khác. Vậy thực tế “bệnh Parkinson có chữa được không?” Cùng Trevang giải đáp vấn đề này thông qua những nội dung dưới đây.

Bệnh parkinson có chữa được không?

Mặc dù y học hiện đại chưa có các phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn cho căn bệnh này. Thế nhưng các loại thuốc điều trị Parkinson sẽ giúp bạn kiểm soát được triệu chứng của bệnh. Nếu khi bệnh không còn đáp ứng với thuốc, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc đến vấn đề phẫu thuật.

benh parkinson co chua duoc khong 1
Parkinson có thể kiểm soát tốt bằng cách dùng thuốc trong nhiều năm liền nếu như được điều trị sớm

Do đó, thay vì trăn trở “bệnh Parkinson có chữa được không”, ngay từ hôm nay, bạn hãy xây dựng một lối sống lành mạnh, cần thay đổi chế độ ăn uống tập luyện đều đặn mỗi ngày và xây dựng cho mình thái độ sống lạc quan để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh Parkinson được biểu hiện như thế nào?

Bệnh parkinson có chữa được không, chữa bằng cách nào?

Bệnh Parkinson nếu không điều trị kịp thời có thể khiến cho người bệnh bị tê yếu, run, thậm chí là tàn phế và té ngã, đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh Parkinson thì người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn về cách điều trị càng sớm càng tốt.

Hiện nay, các biện pháp thường được áp dụng để điều trị và ngăn ngừa bệnh trở nặng bao gồm:

Dùng thuốc làm giảm các triệu chứng bệnh

benh parkinson co chua duoc khong 2
Sử dụng thuốc tây y sẽ giúp kiểm soát được tình trạng của bệnh Parkinson

Bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số các loại thuốc như:

  • Carbidopa-levodopa. Đây là thuốc trị bệnh Parkinson hiệu quả nhất. Hoạt chất này sau khi đi vào não của người bệnh sẽ được chuyển hóa thành dopamine. Tác dụng phụ của loại thuốc này có thể bao gồm buồn nôn, chóng mặt (hạ huyết áp ở tư thế đứng).
  • Thuốc đồng vận dopamine: Loại thuốc này sẽ có tác dụng kích thích trực tiếp vào các receptor dopamine. Các đồng vận dopamin bao gồm: pramipexole, rotigotine, ropinirole và apomorphine.
  • Thuốc thay thế dopamine: Là các loại thuốc như: sinemer, madopar, syndopa,… Các loại thuốc này có khả năng bổ sung kịp thời lượng dopamine bị thiếu hụt ở người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý không kết hợp thuốc với vitamin B6 trong suốt quá trình sử dụng.
  • Thuốc ức chế dị hóa dopamine: Thuốc này có tác dụng giúp kéo dài thời gian hoạt động của dopamine trong cơ thể của người bệnh. Tại Việt Nam hiện nay ít áp dụng loại thuốc này trong quá trình điều trị bệnh Parkinson.
  • Thuốc kháng cholinergic: Loại thuốc này có khả năng ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Dạng điển hình của thuốc đó chính là benztropine. Dòng thuốc điều trị triệu chứng Parkinson này có thể gây nên một số các tác dụng phụ như: khô miệng, giảm tiết nước bọt, buồn ngủ, táo bón,…

Thông thường ở giai đoạn điều trị đầu tiên, người bệnh sẽ chỉ được sử dụng thuốc với liều thấp. Các bác sĩ lúc này sẽ dựa trên tình trạng đáp ứng thuốc của người bệnh và quyết định xem có nên cho người bệnh tiếp tục dùng thuốc với lượng tăng dần không, hay sẽ đổi sang một loại thuốc khác.

Phẫu thuật kích thích não sâu

Phẫu thuật kích thích não sâu được biết đến là phương pháp phẫu thuật sọ não nhằm đưa một que kim loại (hay còn được gọi là điện cực) vào đúng các cấu trúc sâu bên trong não. Sau đó, điện cực sẽ được nối với một dây dẫn ra khỏi não và luồn dưới da từ vùng đầu lên đến vùng trước ngực rồi gắn vào máy tạo nhịp đã được đặt ở đó.

benh parkinson co chua duoc khong 3
Phương pháp phẫu thuật kích thích não sâu

Tuổi thọ pin trung bình sẽ khoảng 5 năm tùy thuộc vào cường độ điện sử dụng là cao hay thấp. Giống với máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào điện cực, từ đó nó sẽ tác động vào nhân não để giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh.

Kỹ thuật kích thích não sâu được biết đến là phương pháp mới nhất hiện nay trong điều trị bệnh Parkinson. So với dùng thuốc, phương pháp kỹ thuật cao này đòi hỏi người bệnh sẽ phải trả chi phí lên đến trên 700 triệu đồng. Điều này đã gây ra không ít những hạn chế cho người bệnh Parkinson vì không đủ điều kiện về tài chính. Không những thế, phương pháp này còn có thể gây ra các biến chứng về nhiễm trùng, xuất huyết não hoặc đột quỵ cho người bệnh.

Phương pháp chữa bệnh parkinson không dùng thuốc

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người mắc bệnh Parkinson cũng có thể kết hợp thực hiện cùng các biện pháp phục hồi chức năng để cải thiện được tình trạng bệnh:

  • Áp dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ để cải thiện tình trạng rối loạn về nói và nuốt.
  • Tập vật lý trị liệu là biện pháp giúp cho người mắc bệnh Parkinson có thể giảm rối loạn thăng bằng cũng như tăng khả năng vận động cho người bệnh.
  • Ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước để phòng ngừa chứng táo bón. Bạn hãy ăn thường xuyên các loại cá, những thức ăn có chứa nhiều omega – 3 tốt cho hệ thần kinh.

Xem thêm: Thực phẩm giàu Omega 3 tăng cường trí não

  • Người bệnh cũng có thể tập yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền,… để hạn chế được tình trạng rối loạn vận động và khắc phục tốt triệu chứng co cứng cơ hay run rẩy,…

Chăm sóc bệnh nhân parkinson

Bệnh parkinson sẽ tiến triển từ từ và nặng dần, đến giai đoạn cuối thì người bệnh xuất hiện tình trạng khó nuốt, ăn kém và dẫn đến suy kiệt. Do đó, việc chăm sóc bệnh nhân parkinson với một chế độ ăn uống, tập luyện và vệ sinh thân thể đúng cách nên được đặc biệt chú trọng.

  • Chế độ ăn: Bệnh nhân cần được ăn các thức ăn dễ tiêu, ăn đủ chất, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và uống nhiều nước để tránh táo bón.
  • Chế độ vệ sinh: cần được vệ sinh thân thể, răng miệng thường xuyên
  • Chế độ tập luyện: Việc vận động, tập luyện thường xuyên sẽ làm hệ cơ mạnh dẻo dai hơn. Qua đó giúp chống lại các triệu chứng co cứng, run.
benh parkinson co chua duoc khong 4
Bệnh nhân mắc Parkinson cần có chế độ tập luyện để phục hồi các chức năng

Ngoài ra, người nhà cũng nên đồng hành và hỗ trợ bệnh nhân parkinson với một số động tác tập luyện đơn giản như:

  • Đi bộ và xoay người: Đi bộ là một trong các phương pháp tập luyện tốt nhất giúp cho sự linh hoạt của cơ thể người bệnh tăng lên. Người bệnh nên đi theo đường thẳng, bước từng bước dài và dạng hai chân để giữ thăng bằng tốt hơn, kết hợp với đong đưa hai tay đều đặn. Khi cần xoay lại thì hãy đi thành đường cung tròn.
  • Tập “đi” khi đang ngồi: Nên ngồi trên ghế có lưng tựa, lần lượt nhấc đầu gối phải và trái lên cao giống như khi đang đi bộ và lặp lại động tác này 10 lần.
  • Ngồi lên khỏi giường khi đang nằm: Người bệnh cần xoay người nằm nghiêng và co hai đầu gối lại. Trước tiên, hãy đặt hai chân ra khỏi giường và sau đó dùng hai tay để chống trên mặt giường để ngồi dậy dễ dàng nhất.
  • Kéo vai: ngồi hoặc đứng với tư thế lưng thẳng đứng, hai tay để về phía trước, hai bàn tay và hai khuỷu tay sẽ áp sát nhau. Đưa hai tay ra hai bên sao cho hai bả vai sau lưng co lại gần nhau. Đưa tay về lại vị trí cũ ở trước mặt và lặp lại động tác này 10 lần.
  • Đứng lên và ngồi xuống: Người bệnh nên chọn những loại ghế tựa có tay vịn và chỗ ngồi chắc chắn. Khi muốn đứng lên thì phải nghiêng người về phía trước và dùng hai tay để vịn vào bờ ghế đẩy lên. Khi muốn ngồi xuống, hãy quay lưng về phía ghế và nghiêng người về phía trước sau đó dùng hai tay vịn trên tay nắm của ghế.
  • Động tác vặn người: Khi ngồi trên ghế, 2 tay để trên vai và xoay phần trên cơ thể từ phải qua trái và ngược lại. Bạn nên làm càng nhanh càng tốt và nên lặp lại động tác này 10 lần.

Trăn trở để tìm ra đáp án “bệnh Parkinson có chữa được không”, bạn sẽ thấy rằng hành trình chữa trị cho căn bệnh này sẽ có rất nhiều khó khăn và thử thách. Tuy nhiên nếu có được phương pháp trị bệnh phù hợp cùng ý chí tinh thần quyết tâm. Chắc chắn người bệnh sẽ sống lành mạnh cùng bệnh Parkinson.

Ngoài ra để nâng cao sức khỏe cho bản thân, người bệnh vẫn nên vận động nhẹ bằng cách thực hiện các bài tập đơn giản như đi bộ và đạp xe đạp hằng ngày để tăng thêm sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể tham khảo các thiết bị chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà như: xe đạp tập, máy chạy bộ, ghế massage,… tại website giadungviet.vn

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.