Triệu chứng bệnh Parkinson thường sẽ mờ nhạt ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, các triệu chứng như: run, cứng cơ, giảm vận động,… mới được biểu hiện rõ ràng. Dưới đây, hãy cùng Trevang tìm hiểu cụ thể các triệu chứng của bệnh để nhận biết và phòng ngừa kịp thời.

Triệu chứng bệnh parkinson: dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh

trieu chung benh parkinson 1
Bệnh Parkinson khiến cho người bệnh đi lại khó khăn, cử động chậm, chân tay run cứng

Bệnh Parkinson là bệnh lý điển hình thường gặp ở đối tượng người cao tuổi. Tuy nhiên, ngay từ độ tuổi trung niên, bệnh cũng có thể sẽ xuất hiện những triệu chứng cảnh báo sớm. Vì thế, nếu như xuất hiện những vấn đề này ở độ tuổi trung niên thì bạn cần đặc biệt cảnh giác với hội chứng Parkinson:

  • Tính cách thay đổi: Bộ não là cơ quan chịu trách nhiệm về hành động, suy nghĩ, phản ứng và nhìn nhận với tình huống. Vậy nên bất cứ thay đổi nào trong tính cách cũng sẽ là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson.
  • Phối hợp các hoạt động chậm chạp: đây được xem là một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson khi nó mới ở giai đoạn đầu. Nó sẽ có các biểu hiện như: quay người, cài khuy, bất kỳ thay đổi tư thế quay đầu, buộc dây giày… sẽ được làm với tốc độ chậm và không rõ ràng.
  • Khứu giác kém: Theo thống kê, có đến khoảng 90% bệnh nhân Parkinson bị mất chức năng về khứu giác. Phần lớn người bệnh sẽ cảm nhận thấy khứu giác có sự thay đổi trước khi họ mắc các chứng run rẩy và gặp phải khó khăn khi vận động.
  • Chữ viết tay nhỏ: Bệnh nhân Parkinson thường sẽ viết chậm, có nét chữ nhỏ và chật chội hơn so với thời gian trước. Khi viết một đoạn văn, những nét chữ ban đầu vẫn sẽ bình thường, nhưng dần dần chữ viết sẽ càng nhỏ hơn, khoảng cách giữa các chữ cũng sẽ sát nhau hơn.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh có những biểu hiện la hét, nói chuyện khi ngủ hoặc thậm chí là tự làm cơ thể bị thương khi ngủ. Khi mức độ rối loạn càng nặng thì khả năng mắc bệnh lúc này sẽ càng cao hơn.
  • Đau vai: Tình trạng đau vai sẽ kéo dài dù đã được can thiệp từ y tế nhưng vẫn không thuyên giảm. Đây chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson.
  • Cơ thể mệt mỏi: Biểu hiện mệt mỏi thường xuyên kèm theo một trong những dấu hiệu như: tính khí thất thường, thay đổi giọng nói,… là những nguyên nhân cảnh báo người bệnh có nguy cơ cao mắc Parkinson.
  • Vấn đề về đường tiêu hóa: Táo bón là một bệnh lý đơn giản thường gặp, thế nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson.
  • Thường xuyên lo lắng: Sự mất cân bằng các hoạt động ở não bộ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Parkinson này. Biểu hiện của nó là khi người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy bất an, lo lắng. Triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng 10 năm trước khi bệnh nhân được xác định bệnh Parkinson.

Xem thêm: Bệnh parkinson ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

Triệu chứng bệnh parkinson: dấu hiệu nhận biết

Ở mỗi người, triệu chứng bệnh Parkinson sẽ có sự khác nhau. Thường thì nó khởi phát ở một bên của cơ thể, sau đó nó mới dần dần chuyển sang hai bên. Điển hình bao gồm:

  • Run rõ ở ngọn chi, môi, lưỡi: Run thường sẽ khu trú ở một bên cơ thể trong nhiều năm đầu, run cũng có thể tạm thời mất khi vận động. Thế nhưng sau đó nó sẽ lại tái diễn, khi ngủ hết run, xúc động tăng run,… tuy nhiên với hiện tượng này thì có những trường hợp hoàn toàn không run.
trieu chung benh parkinson 2
Triệu chứng bệnh parkinson – Bệnh Parkinson làm suy giảm chức năng vận động bình thường
  • Cứng đơ: Đây là một trong các triệu chứng quan trọng nhất của bệnh. Lúc này chân tay sẽ cứng ở tất cả các nhóm cơ, đi lại khó khăn, khi sờ nắn các cơ thấy chắc, cứng.
  • Giảm vận động: Người bệnh lúc này sẽ mất các động tác tự nhiên của nét mặt, chân tay, nhất là khi cử động. Mất vẻ biểu lộ tình cảm và nét mặt sẽ như người mang mặt nạ, ít chớp mắt hơn.
  • Tư thế gấp: Bệnh nhân sẽ có dáng đi bất thường và thường bị dồn cơ thể về phía trước. Do đó họ sẽ dễ bị ngã khi có các tác động nhẹ từ phía sau.

Các triệu chứng khác của người mắc Parkinson có thể kể đến như: hạ huyết áp tư thế, rối loạn cương, nóng bức, tăng tiết, phù, tím tái ngọn chi, trầm cảm lo âu, một số ít có thể ảo thị, hoang tưởng, đau mỏi khớp,…

Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh

Các nhà nghiên cứu đã thống kê và chỉ ra rằng, bệnh Parkinson có nguy cơ cao ở đối tượng những người cao tuổi. Đặc biệt bệnh sẽ xuất hiện từ 60 tuổi trở lên. Do đó, đây thường được ví giống như một bệnh của người già. Xét về giới tính thì nữ giới sẽ có khả năng mắc bệnh Parkinson thấp hơn so với nam giới. Đồng thời một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh phải kể đến như: yếu tố di truyền, môi trường sống, giới tính, tuổi tác, tiếp xúc với độc tố,…

Phòng ngừa triệu chứng bệnh parkinson

Để phòng ngừa chứng bệnh Parkinson, ngay từ hôm nay bạn có thể tham khảo với một số các biện pháp như sau:

  • Tắm nắng thường xuyên là cách để cơ thể được bổ sung đủ vitamin D. Theo nghiên cứu, hầu hết bệnh nhân Parkinson đều có nồng độ vitamin D trong cơ thể rất thấp. 
trieu chung benh parkinson 3
Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh là cách phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả
  • Nên xây dựng thói quen uống trà xanh mỗi ngày. Thói quen này sẽ nhằm ngăn không cho các độc tố giết chết tế bào thần kinh xâm nhập vào não. 
  • Sử dụng cà phê một cách hợp lý, không nên uống quá nhiều để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh.
  • Tránh xa môi trường độc hại đến từ khói bụi, đặc biệt là thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… Hãy lựa chọn cho mình một môi trường sống trong lành, sạch sẽ và an toàn để tránh xa bệnh tật.
  • Không nên ăn quá nhiều những thực phẩm gây tổn hại cho trí não con người như: chất béo chuyển hóa có trong thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ; chất béo bão hòa có trong mỡ và nội tạng động vật; và các thực phẩm giàu đường tinh chế có trong nước ngọt có gas, bánh kẹo,….
  • Bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu từ những loại quả giàu chất flavonoid như: dâu tây, mâm xôi và các loại rau như cà tím…
  • Xây dựng chế độ tập luyện khoa học, phù hợp với thể trạng sức khỏe bằng cách dành từ 15 – 30 với các bài tập mỗi ngày. Bởi việc vận động thường xuyên sẽ không chỉ giúp phòng bệnh Parkinson mà còn giúp phòng chống nhiều bệnh lý nguy hiểm khác để cải thiện sức khỏe. 
  • Với những đối tượng có người thân trong gia đình như anh chị em,bố mẹ mắc bệnh Parkinson thì nên đi khám chuyên khoa thần kinh – não định kỳ để giúp kịp thời phát hiện và xử trí bệnh.

Với những thông tin về các triệu chứng bệnh Parkinson trên, có thể thấy rằng đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Thế nhưng hiện nay khoa học vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nào đối với nó. Do đó, mỗi người trong chúng ta nên trang bị cho mình những kiến thức, thông tin căn bản để phòng tránh bệnh Parkinson hiệu quả nhất.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.