Đau cẳng chân là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người tập luyện với cường độ cao. Người mắc bệnh này thường thấy đau nhức ở vùng xương chày – xương lớn ở chân. Vậy hội chứng đau cẳng chân này có gây nguy hiểm đến sức khỏe con người không? Hãy cùng Trevang tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.

Đau cẳng chân là bệnh gì?

Đau cẳng chân, hay hội chứng căng xương chày, đau ống chân là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc mặt trong của ống đồng. Các cơ bắp, gân và xương mô trở nên bị quá tải bởi người bệnh gia tăng hoạt động. Thông thường cơn đau thường xuất hiện trong, sau khi tập thể dục hay khi bạn ấn vào vùng đó. Đây được xem là một trong những chấn thương phổ biến nhất khi luyện tập thể thao. Biểu hiện nhẹ có thể là viêm phần mềm hoặc cơ, nặng có thể kèm theo rạn nhẹ xương cẳng chân, thậm chí là gãy cẳng chân.

Chứng đau cẳng chân có biểu hiện như thế nào?

dau cang chan 1
Các biểu hiện thường thấy khi đau cẳng chân

Nếu bị đau cẳng chân khi chạy bộ thì đây là một dấu hiệu của chấn thương. Cơn đau này sẽ có thể diễn ra ở nhiều vùng trên ống chân và có những triệu chứng rõ rệt như:

  • Người chạy thường xuyên cảm giác khó chịu ở phần cẳng chân, đặc biệt là mỗi khi kết thúc buổi chạy. 
  • Đau nhức, nhói hoặc đau dọc bên trong ống chân (đôi khi cũng có thể là tỏa ra bên ngoài) khoảng nửa dưới hoặc ở toàn bộ dọc ống chân, từ mắt cá chân đến đầu gối. Cảm giác khó chịu này xuất hiện là do tình trạng viêm các gân ở bên trong mặt trước của cẳng chân. 
  • Một triệu chứng khác là bệnh nhân cảm thấy đau nếu như ấn vào vùng bị viêm. Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa đau xương cẳng chân và rạn xương (khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau ở mọi thời điểm). Tuy nhiên, để chắc chắn về chấn thương của mình, bạn vẫn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn rõ ràng hơn.

Nguyên nhân gây đau nhức vị trí cẳng chân

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cẳng chân khi chạy bộ. Việc xác định được rõ những nguyên nhân này sẽ giúp cho chúng ta có được các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất.

dau cang chan 2
Một số nguyên nhân gây đau nhức cẳng chân thường gặp

Tình trạng đau ở cẳng chân có thể xuất hiện do một số các hiện tượng như:

  • Do chuột rút: lúc này cơn đau sẽ xuất hiện đột ngột, làm căng cứng dữ dội ở phần cẳng chân. Người bệnh bị chuột rút nhiều khi sẽ có cảm giác mệt mỏi hoặc bị mất nước do chơi thể thao ở cường độ cao. Đặc biệt, bà mẹ mang thai cũng rất thường xuyên gặp phải tình trạng chuột rút này. Lúc này, bạn sẽ cần nghỉ ngơi và thực hiện những động tác xoa bóp vừa phải ở vùng cẳng chân
  • Do tình trạng viêm gân: những người bị tình trạng viêm gân thường sẽ xuất hiện những cơn đau ở cẳng chân. Những cơn đau này có thể khiến cho chân bị sưng đau, nổi đỏ. Phần gân này có thể bị viêm do bị rách khi sử dụng cơ bắp chân quá sức. Lúc này, người bệnh hãy thực hiện việc giảm đau tại chỗ bằng cách nghỉ ngơi hoặc chườm đá.
  • Do gãy chân hay do bong gân: cơn đau lúc này có thể xuất hiện liên tục và đột ngột dữ dội. Bạn cần đến ngay những cơ sở ý tế gần nhất nếu như gặp phải tình trạng gãy chân dẫn đến đau ở cẳng chân. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số phương pháp khác như băng bó, nghỉ ngơi tại chỗ, chườm lạnh để giảm đau nhanh chóng
  • Do người bệnh bị giãn tĩnh mạch hoặc bị tắc tĩnh mạch: Trường hợp này cũng có thể gặp phải tình trạng đau ở cẳng chân.
  • Những người bị đau thần kinh tọa: Khi những rễ thần kinh chịu phải áp lực nặng nề do thoát vị đĩa đệm gây nên, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát, mệt mỏi và tê bì ở vùng chân.
  • Tình trạng thiếu vitamin D và canxi ở phụ nữ mang thai và sau sinh cũng có thể là nguyên nhân gây đau nhức trong xương ống khuyển.

Cách khắc phục đau nhức xương ống chân nhanh chóng

Điều trị đau cẳng chân sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây đau. Do đó, quan trọng nhất là bạn hiểu rõ về nguyên nhân gây ra những triệu chứng của bạn trước khi bước vào quá trình điều trị. Nếu bạn không chắc chắn về chẩn đoán, hay độ nặng tình trạng của bạn thì bạn nên tìm kiếm những chỉ dẫn y khoa trước.

dau cang chan 3
Các cách cải thiện tình trạng đau ống chân cho người bệnh

Một số cách thông thường giúp điều trị đau cẳng chân dưới đây sẽ giúp ích cho tình trạng của bạn:

  • Nghỉ ngơi: Cách chữa trị đầu tiên trong đa số các trường hợp là thư giãn cơ và làm cho tình trạng viêm giảm xuống. Đây cũng là bước duy nhất cần cho việc giảm cơn đau cẳng chân. Nếu như triệu chứng nghiêm trọng, nạng có thể cũng sẽ giúp ích rất nhiều.
  • Chườm nóng và lạnh: Túi đá và tấm chườm nóng là một trong những cách được dùng nhiều trong điều trị đau cẳng chân. Tùy thuộc vào tình trạng của bạn mà một trong hai cách sẽ phát huy tác dụng.
  • Giãn cơ và lăn bọt: Bạn hãy tập các bài tập kéo giãn cơ ở phần mắt cá chân, gót chân, bắp chân và cẳng chân, đồng thời sử dụng con lăn bọt hàng ngày. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi cuộn con lăn bọt ở phần cẳng chân. Nó có thể sẽ khiến bạn bị đau. Trước tiên, hãy bắt đầu với áp lực nhẹ và lăn theo cách khiến cho bạn thấy dễ chịu nhất.
  • Luyện tập chéo: Bạn cũng có thể tạm dừng việc chạy thường xuyên bằng cách luyện tập chéo nhiều hơn. Nâng tạ cũng là một ý tưởng tuyệt vời.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu là một khía cạnh quan trọng của đa số phương pháp điều trị cơ xương khớp. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ sử dụng những kĩ thuật khác nhau để tăng sức mạnh, lấy lại sự linh động và giúp cho bệnh nhân trở về mức độ hoạt động trước chấn thương.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm nonsteroid, hay được biết đến như NSAIDs, là một trong những thuốc được kê nhiều nhất, đặc biệt là đối với những bệnh nhân đau cẳng chân do viêm cấp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số các biện pháp khác nhằm hỗ trợ điều trị đau cẳng chân, gồm: mang giày đúng kích cỡ với bộ phận hỗ trợ của vòm chân (dụng cụ chỉnh hình), thay đổi môn thể thao (đạp xe tại chỗ hoặc bơi lội), tập các bài tập tăng tầm vận động và tăng các hoạt động chạy trở lại.

Hy vọng những thông tin về hiện tượng đau cẳng chân trên đây đã giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về bệnh lý này. Tình trạng đau cẳng chân chủ yếu gặp phải ở những người tập luyện cường độ quá cao. Bởi vậy, bạn cần xây dựng một chế độ sinh hoạt và làm việc phù hợp với mình để tránh được những tổn thương và các cơn đau ở chân tốt nhất.

CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT

Cơ Sở Miền Bắc:

SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 0989.88.66.860913.023.989

SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội

Hotline 24/7: 056.929.9999

-------------

Cơ Sở Miền Nam:

SHOWROOM 1Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM

(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)

Hotline 24/7: 056.929.9999

Website: https://trevang.vn

Bình luận (0 bình luận)

Bình luận đã bị đóng.