Parkinson là một trong những hội chứng phổ biến của tuổi già. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc căn bệnh này cũng ngày càng có xu hướng tăng cao và gây ra nhiều hoang mang. Dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh Parkinson ở người trẻ để có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này.
Xem nhanh nội dung
Độ tuổi nào mắc bệnh parkinson được coi là trẻ
Theo nghiên cứu và khảo sát, Parkinson là hiện tượng hiếm gặp ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên nó có thể xuất hiện sớm trước khi được chẩn đoán từ 10-20 năm. Đồng thời các triệu chứng của bệnh thường không được bộc lộ rõ và dễ gây nhầm lẫn. Nếu bệnh khởi phát ở những người trong độ tuổi dưới 45 được gọi là bệnh Parkinson ở người trẻ. Hoặc nó còn có tên gọi khác đó là “bệnh Parkinson khởi phát sớm”.
Người bệnh ở độ tuổi này khi mắc bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý có cùng triệu chứng như: run vô căn, run do nghiện rượu, cường giáp,…
Ngoài ra, ở một số ít trường hợp còn lại, bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em và thanh thiếu niên dưới tuổi 20. Đây được gọi là Parkinson vị thành niên và thường sẽ liên quan đến các đột biến gen cụ thể.
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh parkinson ở người trẻ
Nguyên nhân bệnh khởi phát sớm
Hiện nay, Y học vẫn chưa thể xác định được chính xác được nguyên nhân của bệnh Parkinson là gì. Tuy nhiên, theo nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, người có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson sẽ là nhóm người có nguy cơ mắc bệnh Parkinson khi còn trẻ.
Bên cạnh đó, một môi trường với nhiều các hóa chất độc hại như: thuốc diệt nấm, thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ,… cũng sẽ dễ làm tăng các tác nhân gây nên bệnh Parkinson. Hoặc cũng có thể vài bệnh nhân mắc phải Parkinson ở độ tuổi khi còn trẻ là do học đã từng phải tiếp xúc qua với chất độc màu da cam (loại chất độc từng được dùng trong chiến tranh tại Việt Nam ta)
Triệu chứng bệnh parkinson thường gặp ở người trẻ
Tùy vào thể trạng và một số bệnh lý nền của mỗi bệnh nhân mà Parkinson sẽ khởi phát với nhiều các triệu chứng khác nhau. Thế nhưng, khi nhìn một cách tổng quát thì người bệnh sẽ thường gặp phải những triệu chứng điển hình sau đây:
- Táo bón.
- Mất khứu giác.
- Rối loạn hành vi REM.
- Rối loạn tâm trạng.
- Hạ huyết áp theo tư thế hoặc mức huyết áp bị thấp đi mỗi khi đứng lên.
- Khó ngủ, ngay cả khi đã ngủ nhiều vào ban ngày hoặc ít vào ban đêm.
- Bàng quang đang gặp vấn đề.
- Rối loạn thị giác.
- Giảm ham muốn tình dục
- Cân nặng thay đổi thất thường.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
- Mắc các vấn đề liên quan đến nhận thức như: thường xuyên lú lẫn, khó ghi nhớ.
Ngoài ra, bệnh Parkinson ở người trẻ cũng sẽ làm cho người bệnh mắc một số vấn đề liên quan đến vận động như:
- Các cơ bị run liên tục, ngay cả khi cơ thể đang được nghỉ ngơi hay đang thư giãn
- Các chuyển động cơ không được linh hoạt như bình thường
- Bị cứng cơ
- Khòm lưng
- Dễ mất thăng bằng hoặc dễ bị té ngã
Vì sao bệnh parkinson ở người trẻ lại có ảnh hưởng nghiêm trọng?
Bệnh Parkinson có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người trẻ là bởi lúc này những người trẻ đang trong độ tuổi quan trọng để phát triển sự nghiệp cũng như xây dựng cuộc sống. Sự suy giảm khả năng vận động ở giai đoạn này sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề sức khỏe, khả năng lao động cũng như chất lượng cuộc sống và kinh tế của người mắc bệnh.
Tuy nhiên có thể thấy, khả năng chống chọi bệnh tật của người trẻ cũng sẽ cao hơn người già. Vì vậy đây cũng là cơ hội để các chuyên gia có thể tìm ra được các vấn đề liên quan đến bệnh để nghiên cứu và tìm ra các phương án điều trị triệt để cho căn bệnh trên.
Xem thêm:
Suy giảm trí nhớ ở người trẻ do đâu? Cách khắc phục như thế nào?
9 thực phẩm có hại cho não bộ bạn cần tránh xa
Phương pháp điều trị bệnh parkinson ở người trẻ như thế nào?
Dùng thuốc đặc trị
Dùng thuốc là biện pháp đơn giản nhất mà hầu hết những người bị Parkinson thường áp dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc trong quá trình điều trị Parkinson. Hiện nay người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn với một số loại thuốc như:
- Chất chủ vận dopamin: Cabergoline, Lisurid, Apomorphine, Pergolide,…. những thuốc này có khả năng bắt chước cũng như kích thích các thụ thể dopamin làm tăng thêm hiệu quả của dopamin trong não. Từ đó giảm triệu chứng của bệnh Parkinson. Loại thuốc này sẽ thường được chỉ định để điều trị cho bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu.
- Loại thuốc ức chế men phân giải dopamin: Entacapone, Selegiline,… sẽ có tác dụng kéo dài thời gian hoạt động của dopamin trong não.
- Thuốc kháng cholinergic, amantadine: Amantadine Hydrochloride, Benztropine, Biperiden,… có hiệu quả trong điều trị run, cứng khớp. Tuy nhiên hiện nay nhóm thuốc này thường sẽ ít được sử dụng do có chứa nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc an thần, chống trầm cảm,… sẽ giúp cải thiện rối loạn tâm lý ở người trẻ mắc Parkinson.
- Thuốc levodopa: Loại này thường sẽ gây ra tác dụng phụ cho người bệnh, do đó bác sĩ thường sẽ kê đơn với liều lượng thấp.
Phẫu thuật DBS
Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) là một trong những lựa chọn điều trị tốt cho người mắc chứng parkinson khởi phát sớm. Phương pháp này sẽ tương đối phù hợp đối với trường hợp khởi phát bệnh parkinson sớm và có ít các nguy cơ mắc bệnh lý khác gây biến chứng.
Ở quá trình thực hiện phẫu thuật DBS, bác sĩ sẽ đặt các điện cực vào tại khu vực cụ thể trong não bộ. Các điện cực này sẽ nhanh chóng được kết nối với một máy phát điện được lập trình từ trước để gửi xung điện đến não bộ của bạn. Với phương pháp phẫu thuật này, người bệnh sẽ được giảm bớt các triệu chứng của bệnh parkinson khởi phát sớm sau:
- Run chân tay.
- Cứng cơ.
- Chuyển động cơ thể chậm.
- Đi lại khó khăn.
Cách phòng tránh bệnh parkinson
Vì nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh Parkinson nói chung chưa được xác định rõ ràng. Vậy nên không có bất kỳ một phương pháp cụ thể nào để có thể phòng tránh chúng. Tuy nhiên, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp làm giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh:
- Người bệnh cần tìm hiểu ỹ các thông tin liên quan để giúp bản thân, gia đình và những người xung quanh hiểu rõ hơn về căn bệnh Parkinson này.
- Người bệnh cần phải phối hợp chặt chẽ và tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
- Bệnh nhân cần thực hiện một số các hoạt động giúp giải tỏa căng thẳng như: các hoạt động khiêu vũ, tập thể dục, trò chuyện với những người xung quanh, học nhạc cụ,…
- Một số trường hợp bệnh Parkinson xuất hiện ở người trẻ bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu vitamin D. Do đó, bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình những thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin D lớn để tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
- Dùng thuốc chống viêm để ngăn ngừa biến chứng của bệnh xuất hiện trên cơ thể ở độ tuổi trẻ.
- Sử dụng các thức uống có chứa caffeine dưới mức độ vừa phải như: cà phê, trà xanh (chè xanh),…
- Hạn chế trong việc tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại.
- Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe cơ thể.
Bệnh Parkinson ở người trẻ tuổi có thể sẽ không quá nghiêm trọng do khả năng tiến triển bệnh khá chậm và tỷ lệ sống thường lâu hơn so với đối tượng người lớn tuổi. Điều quan trọng là người bệnh cần nắm rõ và nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh Parkinson để kịp thời lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Qua đó nâng cao hiệu quả chữa bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trên đây là tổng hợp một số những kiến thức chung chất về bệnh Parkinson ở người trẻ cùng cách điều trị cho căn bệnh này. Hy vọng, những thông tin vừa chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn trong tương lai.
Ngoài ra, để chăm sóc cho bản thân luôn được khỏe mạnh và có các cách phòng tránh bệnh lý nguy hiểm. Bạn cũng có thể tìm hiểu qua các thiết bị chăm sóc sức khỏe như: ghế massage, gối massage, máy massage đầu,…. để hỗ trợ trong việc chăm sóc tốt cho hệ thần kinh. Nhờ đó, không chỉ có căn bệnh Parkinson, mà nhiều loại bệnh lý khác cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.
CÔNG TY TNHH TM GIA DỤNG VIỆT
Cơ Sở Miền Bắc:
SHOWROOM 1: 555 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 0989.88.66.86 - 0913.023.989 -
SHOWROOM 2: 540 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Hotline 24/7: 056.929.9999
-------------
Cơ Sở Miền Nam:
SHOWROOM 1: Số 137 Nguyễn Phúc Nguyên - Phường 10 - Quận 3 - TP.HCM
(Liên Hệ trước Khi Qua Để Nhận Hỗ Trợ Tốt Nhất)
Hotline 24/7: 056.929.9999
Website: https://trevang.vn